Tại sao áo thun dễ bị giãn khi sử dụng
Áo thun là một item phổ biến và cực kỳ dễ phối đồ. Hầu hết mọi lứa tuổi, bất kể giới tính nào đều có thể sử dụng được. Tuy nhiên, sau khi đã sử dụng được một thời gian áo dễ bị giãn, chảy xệ và mất đi form dáng ban đầu do chưa bảo quản đúng cách.
Đầu tiên là những lỗi khiến áo thun mất đi vẻ đẹp vốn có:
- Khi sử dụng máy giặt đã chọn chế độ vắt quá lớn;
- Không vắt bớt nước trước khi phơi;
- Đựng đồ quá nặng bên trong túi áo.
Cách treo áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới
Một số cách treo giúp áo thun luôn bền và đẹp, chẳng hạn như:
- Không sử dụng móc treo: Sau khi giặt xong, áo thun có khối lượng rất nặng nếu dùng móc treo sẽ khiến một số bộ phận sẽ bị giãn đặc biệt là phần vai và cổ;
- Sử dụng kẹp thay cho móc treo: Dùng móc treo cố định áo giúp áo giữ form tốt hơn;
- Phơi áo theo phương ngang: Hạn chế tác động bên ngoài giúp áo ít giãn hơn;
- Dùng hai móc để treo: Phơi áo theo phương ngang trên cả 2 thanh móc.
Một số phương pháp bảo quản áo thun đúng cách
Một chiếc áo đẹp giúp người mặc trở nên tự tin hơn vì vậy có một số cách giữ cho áo thun luôn đẹp mà ta cần phải biết.
Cách giặt áo thun không bị giãn, bền đẹp, giữ form luôn mới
Để áo thun luôn bền và đẹp, những phương pháp dưới đây sẽ giúp thực hiện được vấn đề này dễ dàng hơn:
- Nhiệt độ nước: Nhiệt độ lý tưởng nhất là dưới 40 độ C;
- Phân loại quần áo: Phân loại quần áo trước khi giặt giúp quần áo dễ vệ sinh hơn và luôn bền, đẹp;
- Hạn chế sử dụng nước xả vải: Sử dụng nước xả vải làm vải mềm và dễ giãn hơn;
- Giặt tay: Là phương pháp tốt nhất.
Cách ủi áo thun không bị giãn
Khi ủi quần áo bạn nên chỉnh nhiệt độ ở mức thấp và ủi ở mặt trái của áo.Ngoài ra ta có thể để thêm một lớp vải đệm phía trên mặt áo cần ủi.
Cách xử lý cổ áo thun khi bị giãn hiệu quả
Khi phơi áo thun sai cách, áo dễ giãn đặc biệt là ở cổ áo. Để khắc phục hạn chế này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách giúp cổ áo bị giãn trở lại như cũ.
Các bước xử lý khi cổ áo bị giãn
Bốn bước xử lý đơn giản giúp cổ áo bị giãn trở thành như mới là:
- Bước 1: Đun nước sôi;
- Bước 2: Cho áo vào nồi, làm sao cho áo ngập trong nước;
- Bước 3: Ngâm áo khoảng 10 phút;
- Bước 4: Vắt nhẹ áo và đặc biệt không dùng móc để phơi.
Một số lưu ý khi thực hiện
Đối với từng loại vải đều có những đặc điểm tính chất khác nhau nên có một số lưu ý mà bạn phải biết khi sử dụng phương pháp này là:
- Vải Cotton: Chỉ nên ngâm áo khoảng 5 phút;
- Vải Polyester: Hiệu quả rất chậm nên phải thực hiện nhiều lần;
- Vải Lụa: Ta chỉ cần ngâm thời gian rất ngắn khoảng 2 phút;
-
Vải dày: Khi để áo vào nồi bạn nên đun thêm 10 phút nữa rồi mới tắt bếp ngâm áo.